Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Một năm đầy sóng gió của bộ trưởng Trịnh Đình Dũng

Sau một năm đầu nhậm chức, tưởng chừng mọi thứ sẽ khá thuận lợi với Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng. Thế nhưng, trong năm thứ hai nhiệm kỳ Bộ trưởng, hàng loạt sự kiện đã dồn dập xảy ra, với nhiều liên hệ đến trách nhiệm của Bộ Xây dựng.

> Chung cư kim văn kim lũ vinaconex 2

Mở đầu là sự kiện động đất gần đập thuỷ điện Sông Tranh 2 vào cuối năm 2012. Biết tin về vụ động đất, ngay trong đêm, Bộ trưởng Dũng tổ chức họp khẩn và sau đó cùng đoàn công tác của Bộ vào Quảng Nam.

Hàng loạt sự cố về công trình xây dựng, đặc biệt là liên tiếp các vụ sập tháp truyền hình hậu thiên tai khiến Bộ trưởng Dũng phải đăng đàn trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội về chất lượng công trình xây dựng.

Sự không yên ổn trong năm 2013 của Bộ trưởng Dũng thực sự bắt đầu khi ngay đầu năm, trong một phiên chất vấn của Thường vụ Quốc hội, ông đã phải hứng chịu liên tiếp những lời bình luận “rát mặt” và vô số các câu hỏi từ các đại biểu xung quanh các giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản của Bộ và Chính phủ.

Sau lời trần tình của ông, rằng: “Chúng tôi mong muốn có các giải pháp mạnh hơn nữa nhưng điều kiện kinh tế của chúng ta không cho phép. Không như các nước có nhiều tiền, họ giải quyết dễ dàng”, một đại biểu đã phản ứng: “Thiếu tiềm lực để giải quyết, mà vẫn cứ cố giải quyết như vậy, có lẽ chỉ kéo dài thêm những nhức nhối ở thị trường bất động sản. Thà cứ để thị trường tự điều tiết thì có lợi cho dân hơn”.

Một bên là chủ trương của Chính phủ, là sự kỳ vọng của doanh nghiệp, phía còn lại là “soi xét” của đại biểu Quốc hội đã đưa Bộ trưởng vào thế khó có thể “chiều lòng cả hai”.

Cho dù có những phản đối, một năm qua, ông Dũng vẫn lặng lẽ tìm cách giải quyết tình trạng “đóng băng” của thị trường, xử lý đất bỏ hoang, điều chỉnh cơ cấu thị trường, cân đối cung cầu và xử lý nợ xấu. Cùng với đó là kế hoạch giải quyết vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho sinh viên, người lao động có thu nhập thấp.

Báo cáo trước Chính phủ trong phiên họp cuối năm, Bộ trưởng Dũng cho biết, giá nhà trong năm 2013 đã giảm từ 10 - 30%, thậm chí 50% và về ngang bằng mức giá năm 2006.

Nhiều người xem gói 30.000 tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở là một thất bại của Bộ Xây dựng trong năm 2013. Trước tốc độ giải ngân ì ạch, một lần nữa, Bộ Xây dựng rơi vào “tâm bão” dư luận. Giải trình có, đăng đàn trả lời báo chí, truyền thông vô số lần để cố gắng lý giải cho công luận về nguyên nhân giải ngân chậm. Song, khi mà giá trị của gói hỗ trợ vẫn còn đến hơn 98% sau nửa năm trời triển khai, mọi lý giải đều được cho là “ngụy biện”.

Nhưng cũng không vì thế mà ông Dũng lại chán nản. Trong những ngày dư luận căng thẳng về gói 30.000 tỷ, có mặt tại một cuộc giao lưu văn nghệ, ông Dũng vẫn bình thản hát một vài tình khúc của Ngô Thụy Miên.

Không dưới một lần ông tỏ ra kiên định, “với gói 30.000 tỷ, muốn đúng (đối tượng) và muốn nhanh, thì phải từ từ”

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Người đứng đầu huyện Từ Liêm nói gì khi có nghi vẫn là " Làm đẹp đề án tách huyện"

 “Quá trình xây dựng đề án chia tách huyện Từ Liêm bắt đầu từ năm 2006, đã qua 5 lần chỉnh sửa, thay đổi nên việc có một số thông tin sai lệch trong các tài liệu là đương nhiên và bình thường".
    > Chung cư Thăng Long Number One

Đó là khẳng định của ông Lê Văn Thư, Bí thư Huyện uỷ Từ Liêm tại buổi tiếp xúc cử tri hôm 19/12, xung quanh những sai sót và nghi vấn “làm đẹp số liệu” trong đề án thành lập hai quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm do chính địa phương này xây dựng.

Những nghi vấn này đã được VnEconomy đề cập trong bài viết "Đề án lập hai quận Từ Liêm có dấu hiệu “làm số”?", hôm 17/12.

Theo ông Thư, đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm hiện đã được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua và tài liệu trình Chính phủ mới là bản "chính thức và chuẩn xác nhất".

“Hiện toàn bộ hồ sơ điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Từ Liêm đã hoàn thành, và được 100% thành viên hội đồng thẩm định của Chính phủ bỏ phiếu tán thành. Sắp tới Chính phủ sẽ xem xét để có quyết định cuối cùng. Lãnh đạo huyện không có gì phải băn khoăn về số liệu trong đề án”, ông Thư nói.

Liên quan đến một số quan ngại về kinh phí, bộ máy quản lý sẽ “phình ra” gấp đôi khi thành lập hai quận mới, Bí thư Từ Liêm thừa nhận con số đó rất lớn. Tuy nhiên, theo ông Thư, đó là toàn bộ chi phí thường xuyên của huyện Từ Liêm cả năm. Trong đó, 300 tỷ đồng đầu tư cho giáo dục, trả lương cho hơn 5.000 giáo viên, 100 tỷ đồng cho chính sách xã hội, người có công, 100 tỷ đồng cho hỗ trợ các chính sách nông nghiệp, giao thông nông thôn…

"Khoản ngân sách 563 tỷ đồng không có gì là tốn kém, nếu có thêm số đó phục vụ nhân dân thì càng khuyến khích. Mỗi năm huyện chi cho quét rác cũng đã lên tới 60 tỷ đồng. Với mức chi như vậy, lẽ ra phải vỗ tay hoan hô chứ không phải kêu ca”, ông Thư nói.

Tuy nhiên, lãnh đạo Từ Liêm cũng thừa nhận, dự toán chi đầu tư hạ tầng khi thành lập hai quận mới sẽ ít nhất là tăng gấp đôi.

Lý giải cho việc tăng số lượng công chức khi lập quận mới, ông Thư nói, quy định bình quân cả nước là 29 công chức/1.000 người dân, huyện Từ Liêm hiện nay là 40 - 50 công chức/1.000 dân, khi tách đôi sẽ thiếu. Do đó, việc tăng cán bộ là đương nhiên để phục vụ tốt hơn cho người dân.

Lãnh đạo huyện Từ Liêm cũng cam kết rằng, các đơn vị hành chính của quận mới sẽ cố gắng phục vụ tốt để nhân dân yên tâm; các chính sách liên quan đến quyền lợi của người dân sau khi thành lập quận sẽ được đảm bảo như giao đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, đất dịch vụ hay các chính sách người có công...

Như VnEconomy đã đưa tin, mới đây đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Từ Liêm Nguyễn Hữu Kiên đã có công văn gửi Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, trong đó chỉ ra một số sai sót về số liệu trong đề án thành lập hai quận mới Từ Liêm. Theo đại biểu Kiên, đề án điều chỉnh địa giới hành chính do huyện Từ Liêm xây dựng là quá sơ sài, thiếu tính thuyết phục đối với một số chỉ tiêu về dân số, hạ tầng. Thậm chí theo ông, đã có những chỉnh sửa nhằm “làm đẹp số liệu” đề án khi trình cấp thẩm quyền thông qua.
Theo Vneconomy

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Dấu ấn 2 vị tư lệnh ngành cho bất động sản


Năm 2013 được cho là năm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản với hàng loạt các chính sách được ban hành, nhưng hiệu quả chưa được như kỳ vọng.

> chung cư Discovery complex
Năm 2013 khép lại với nhiều biến động trên thị trường bất động sản, đặc biệt là chính sách vĩ mô. Có thể nói, 2013 là năm bản lề cho một chu kỳ mới của bất động sản với nhiều thay đổi để thị trường phát triển bền vững hơn, nói như G.S Đặng Hũng Võ là giai đoạn của “một mầm non mới BĐS khỏe mạnh hơn” sau “cơn đau sinh nở” giai đoạn 2011-2013.

Những thay đổi đó mang dấu ấn đậm nét của 2 tư lệnh ngành, mà trong năm qua được nhắc tới nhiều nhất. Đã có những kết quả đáng ghi nhận, những thay đổi lớn về tư duy phát triển nhà ở, tư duy mới trong quản lý điều hành thị trường BĐS, tuy nhiên, niềm vui cũng không được trọn vẹn với của 2 tổng tư lệnh này.

Bộ trưởng Dũng: Một năm bận rộn

Năm 2013 được xem là năm của Bộ trưởng Dũng về những chính sách quản lý nhà nước chuyên ngành về nhà ở và thị trường BĐS. Một năm được cho là “thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS”.

Bất động sản năm 2013: Dấu ấn 2 tư lệnh ngành (1)
Bộ trưởng Bộ Xây dựng -Trịnh Đình Dũng

Trong năm qua, đã có tới 10 văn bản liên quan đến nhà ở và BĐS đã được Bộ Xây dựng ban hành. Hàng loạt giải pháp được đưa ra như rà soát dự án, chuyển đổi dự án, chia nhỏ diện tích căn hộ, nới lỏng cho người nước ngoài mua nhà,…

Một năm đầy tâm huyết, bận rộn của vị bộ trưởng được kỳ vọng nhiều nhất để có thể cải thiện được thực trạng của bất động sản. Chỉ trong 365 ngày Bộ Xây dựng đã phải xây dựng tới 3 Dự thảo Luật để trình Quốc hội, trong đó Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 đã được Quốc hội thông qua, mở ra một “chương” mới cho ngành đất đai, xây dựng và bất động sản.

Chiến lược phát triển nhà ở cũng đã được thông qua, trong năm 2013 Bộ trưởng Dũng cũng như Bộ Xây dựng phải xây dựng rất nhiều chính sách để cụ thể hóa Chiến lược này, đặc biệt là chương trình phát triển nhà ở xã hội, mà không ít lần Bộ trưởng nhắc tới chương trình này với nhiệm vụ “nhà nước phải chung tay lo nhà cho dân”, tư duy mới đó thể hiện trong chiến lược nhà ở được phân định rõ nhà thương mại và nhà xã hội.

Cũng vì thế, chương trình nhà xã hội và gói 30.000 tỷ đồng đã tạo nên dấu ấn của Bộ trưởng Dũng trong năm 2013. Hết năm 2013, đang có 124 dự án nhà xã hội được triển khai, quy mô gần 78.700 căn hộ, Hà Nội có 15 dự án được kiến nghị chuyển sang nhà xã hội, chấp thuận chủ trương 6 dự án; Tp.HCM xem xét 26 dự án, có 10 dự án nhà thương mại chuyển sang nhà xã hội,...

Sau khi Thông tư 07 của Bộ Xây dựng và Thông tư 11 của NHNN được thông qua, từ ngày 1/6/2013 gói 30.000 tỷ bắt đầu giải ngân. Giải pháp này ban đầu rất được thị trường kỳ vọng, người mua nhà hồ hởi đón nhận, ngay cả những người làm chính sách như Bộ trưởng Dũng cũng rất lạc quan.

Vậy nhưng, chương trình được cho là mang “tính nhân văn” lớn lao này lại đang gặp phải không ít khó khăn. Sự thất vọng càng thể hiện rõ khi NHNN công bố đến 15/12 mới giải ngân được chưa đầy 2%, tốc độ giải ngân quá ì ạch. Nguyên nhân được Bộ trưởng Dũng cho là thị trường còn thiếu nguồn cung nhà xã hội nhưng đâu đó có ý kiến cho rằng có phần từ cơ chế đảm bảo khả năng trả nợ khoản vay của ngành ngân hàng mới là nhân tố quyết định.

Thống đốc Bình: Hai đầu chiến tuyến

2013 là một năm bận rộn của Thống đốc Bình với rất nhiều chính sách tiền tệ, cách điều hành được cho là “bình ổn thị trường chứ không bình ổn giá” điểm nóng về vàng được đưa vào “khuôn khổ”, ổn định tỷ giá, giữ ổn định giá trị VND…đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội.

Bất động sản năm 2013: Dấu ấn 2 tư lệnh ngành (2)
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam -Nguyễn Văn Bình: ảnh SBV

Tuy nhiên, ở lĩnh vực BĐS gói 30.000 tỷ và vấn đề xử lý nợ xấu qua VAMC lại không được như kỳ vọng. Nếu “xuôi chèo mát mái” như tính toán ban đầu, có lẽ mọi chuyện sẽ “dễ thở”’ hơn với Thống đốc Bình khi mức tăng trưởng tín dụng của năm kỳ vọng như chỉ tiêu đề ra nhưng nay có nguy cơ “phá sản”, hay nhận định của một DN gần đây là “gói 30.000 tỷ đã thất bại trong năm 2013”, mặc dù đầu mối giải pháp không chỉ là NHNN.

Nợ xấu, “cục máu đông” của nền kinh tế cũng rất được kỳ vọng lưu thông khi VAMC ra đời vào đầu năm nay. Khi đó, Thống đốc Bình kỳ vọng sẽ dọn dẹp được khoảng 40.000 -70.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm nay khi báo cáo Quốc Hội hồi giữa năm. Tuy nhiên, đến nay VAMC mới mua được 17.300 tỷ đồng nợ xấu (tính trên giá trị sổ sách) từ 20 tổ chức tín dụng, trong đó có tới 70% là từ bất động sản.

Cho dù chưa được như kỳ vọng nhưng năm 2013 vẫn là một năm thành công không chỉ riêng với Thống đốc Bình mà cả Ngân hàng Nhà nước khi góp phần nhiều nhất vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. Nhưng năm 2013 vẫn là năm buồn của Thống đốc Bình khi ông là người có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất.

Có thể nói, năm 2013 thị trường BĐS đậm dấu ấn của 2 tư lệnh đứng đầu Bộ Xây dựng và Ngân hàng nhà nước. Với nhiều nỗ lực, nhiều điều đáng nghi nhận nhưng đâu đó vẫn còn những điều chưa được như kỳ vọng, mà theo 40% trong giới doanh nghiệp đánh giá tác động của chính sách tháo gỡ khó khăn cho BĐS đạt hiệu quả “rất thấp”, còn lại 60% là ở mức bình thường trở lên.

Kiều Thuật

Theo Trí Thức Trẻ

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Liên minh BĐS G5 mở bán căn hộ - tặng quà cuối năm

Mới đây Liên minh các sàn giao dịch BĐS G5 vừa tung ra chương trình tri ân khách hàng lớn mang tên “Mua nhà đón Tết, rước lộc mừng Xuân” sẽ được Liên minh này tổ chức với tổng giá trị quà tặng lên tới 9 tỉ đồng. Sản phẩm BĐS đưa vào trong chương trình khá đa dạng, từ sản phẩm đang bàn giao nhà, sản phẩm sắp bàn giao và cả sản phẩm đang xây dựng. Chẳng hạn như dự án Thăng Long Number One của Viglacera áp dụng quà tặng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/sản phẩm; chung cư Rừng Cọ của Ecopark với các phiếu mua hàng điện máy giá trị hàng chục triệu đồng.
Còn mua nhà tại dự án chung cư 54 tầng Discovery Complex, khách hàng lại có cơ hội nhận quà trị giá tới 2 cây vàng; mua nhà của HUD3 Tower được tặng quà trị giá 50 triệu đồng và nhiều ưu đãi khác. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cam kết đồng hành cùng các dự án với nhiều gói sản phẩm hỗ trợ tài chính cho khách hàng với thời gian lên đến 15 năm. 

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Bán chung cư golden palace - số lượng còn 79 căn duy nhất

Thông tin mô tả

Mở bán chung cư Golden Palace - Mễ Trì 79 căn cuối cùng.
Trực tiếp MBland - Cam kết giá rẻ nhất thị trường !!!

Đăng ký trực tiếp tham quan nhà mẫu:
- 090 202 3078 (24/7).

Phụ trách trực tiếp dự án:
Mr Sơn: 090 202 3078

Qúy khách vui lòng xem thêm thông tin chi tiết tại đây:
www.nhatot24h.com

Chủ đầu tư:
1. Công ty CP Đầu tư Mai Linh (Tập đoàn Hồng Ngân).
2. Công ty CP Địa Ốc MB - Trực thuốc Ngân Hàng Quân Đội.

Diện tích:
+ Căn hộ 2 phòng ngủ: 85,62m2 - 94,14m2.
+ Căn hộ 3 phòng ngủ: 104,92m2 - 116,08m2 - 117,06m2 - 118,32m2 - 120,61m2 - 125,02m2 - 128,41m2.
+ Căn hộ 4 phòng ngủ: 141,92m2 - 162,32m2.

Tiến độ thanh toán:
Đợt 1: 65%
Đợt 2: 5% - Dự kiến 15/04/2014 (Xong bề ngoài).
Đợt 3: 30% - Bàn giao quý 3 năm 2014 (xong thô).

Với gói "không gian sáng tạo":
+ Đơn giá bán: 22,5 triệu/m2 - 25 triệu/m2.
+ Đơn giá HĐ: 20 triệu/m2 - 20,5 triệu/m2.

Với gói "không gian nội thất":
+ Đơn giá bán: 26,5 triệu/m2 - 28 triệu/m2.
+ Đơn giá HĐ: 26,5 triệu/m2.

Tiến độ xây dựng chung cư golden palace:
Đang cất nóc.

Ưu điểm chung cư golden palace:
1. Khu đô thị Mỹ Đình đẳng cấp - Trung tâm mới của TP. Hà Nội - Nơi dừng chân, sự lựa chọn thông minh cho khách hàng.
2. Ngay cạnh trụ sở chính của Bộ Ngoại Giao (Năm 2015 sẽ chuyển về).

3. Nằm trong tổ hợp The Manor, Big C Gaden, Sudico,... và tận hưởng tiện ích của Luxuru KeangNam.
4. Ngay cạnh tòa tháp Dầu Khí cao nhất Việt Nam (Dự kiến 102 tầng).

5. Đối diện là công viên cây xanh Thanh Bình.
6. Thỏa sức sáng tạo với không gian lý ưởng, ngôi nhà sẽ theo ý bạn muốn.

"Cơ hội luôn thuộc về những người nhanh chân nhất, cơ hội tốt nhất năm 2013".

Hãy liên hệ ngay để được tư vấn mua căn hộ ưng ý nhất.

Đăng ký trực tiếp tham quan nhà mẫu:
- 090 202 3078 (24/7).

Phụ trách trực tiếp dự án:
Mr Sơn: 090 202 3078

Qúy khách vui lòng xem thêm thông tin chi tiết tại đây:
www.nhatot24h.com

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC MB - SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN MBLAND.
Add: Số 54 Lê Văn Lương (kéo dài) - Từ Liêm - Hà Nội

Những ưu điểm nổi bật của dự án kim văn kim lũ vinaconex 2

Tòa tháp D chung cư kim văn kim lũ vinaconex 2 chiếm ưu thế vượt trội với vị trí ngay sát Linh Đàm, đường Nguyễn Trãi, giáp ngay trục đường vành đai 3, cư dân sống tại KĐT có thể dễ dàng di chuyển đến trung tâm hội nghị quốc gia, Ngã Tư Sở, Bến Xe Nước Ngầm, bệnh viện Bạch Mai… chỉ với 10-15 phút chạy xe.

Đại diện Liên minh các sàn giao dịch BĐS G5 (Liên minh G5) cho biết, bắt đầu từ ngày 4/12/2013, Liên minh G5 sẽ phối hợp với Công ty CP Xây dựng số 2 – Vinaconex, chủ đầu tư Khu đô thị mới Golden Silk hay còn gọi là KĐT Kim Văn – Kim Lũ (phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai) mở bán khu căn hộ Tháp D thuộc KĐT này. Là một trong những Dự án thành phần nằm trong Khu Đô thị, tiếp giáp với khu dân cư hiện hữu (giáp phường Kim Giang, KĐT Linh Đàm), Tòa tháp D gồm 2 tầng hầm, 4 tầng Văn phòng – Thương mại và 32 tầng nhà ở với các căn hộ có diện tích 48 – 49 – 60 – 75 – 77 – 101 – 102m2. Tòa nhà cũng được thừa hưởng các dịch vụ tiện ích của khu vực và của khu đô thị, từ hệ thống nhà trẻ - mẫu giáo, trường học, siêu thị, trung tâm chăm sóc sức khỏe, công viên, bể bơi, khu vui chơi giải trí

Mở bán đợt 2 Discovery complex vị trí vàng Cầu Giấy - Tặng vàng 9999

Sàn giao dịch bất động sản Maxland cùng liên minh các sàn giao dịch bất động sản G5 vừa công bố mở bán đợt hai căn hộ tại dự án chung cư Discovery Complex, 302 Cầu Giấy, Hà Nội.

Dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại - Dịch vụ Cầu Giấy làm chủ đầu tư, có tổng diện tích đất giai đoạn 1 là 10.200m2, bao gồm một tòa tháp văn phòng 43 tầng và tòa tháp căn hộ cao 54 tầng, cung cấp hơn 45.000 m2 sàn văn phòng cho thuê và 500 căn hộ cao cấp.

Hiện mức giá chào bán tại Discovery Complex dao động từ 27 - 28 triệu đồng/m2. Riêng đối với các khách hàng nộp tiền vượt trước tiến độ sẽ được chiết khấu lên tới 5,5% tổng giá trị căn hộ.

Đại diện đơn vị bán hàng G5 cho biết, sau đợt mở bán thứ nhất từ tháng 10/2013, đã có gần 100 giao dịch thành công tại dự án, trong đó một số căn hộ có diện tích phù hợp đã được bán hết.

Dự kiến Discovery Complex sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2016.